Du lịch phượt Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Bạn có thể đi vào bất kì thời điểm nào trong năm, tùy theo sở thích riêng mà bạn hãy sắp xếp cho phù hợp.
Nếu muốn tham dự những lễ hội truyền thống bạn nên đi vào mùa xuân, tháng 3 là mùa hoa đào, hoa mận. Tháng 4 có chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín vào tháng 8 hay mùa hoa tam giác mạch tháng 10… Dưới đây, là những gợi ý cho bạn.
Hà Giang có gì?
Tỉnh lịch trình là một tỉnh biên giới, thuộc vùng Đông Bắc nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300 cây số. Đây là điểm đến hấp dẫn, được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm hằng năm. Vùng đất nơi này có địa hình phong phú, núi non trùng điệp, cảnh quan độc đáo, là nơi sở hữu các loài hoa tuyệt đẹp, nở rộ quanh năm.
Mỗi mùa, chương trình lại chào đón du khách bằng một sắc hoa riêng, rực rỡ và quyến rũ lòng người. Lên Hà Giang, du khách sẽ có cảm giác như đang lạc vào một xứ sở thiên nhiên kỳ thú, với vô vàn những vẻ đẹp đẽ đến từ ngoạn cảnh, từ con người, từ nếp sống, nếp nghĩ, những thói quen, phong tục tập quán và văn hoá mang đậm chất vùng miền tại đây.
Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một du lịch Hà Giang cực kỳ hấp dẫn, sống động, mang vóc dáng của hồn quê đất nước.
Phượt Hà Giang mùa nào, tháng mấy đẹp nhất?
Hà Giang là điểm đến được nhiều người yêu thích, đặc biệt là những bạn trẻ ưa khám phá. Mảnh đất địa đầu Tổ quốc gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Để có chuyến du lịch Hà Giang vui vẻ và thuận lợi, các bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về thời điểm cho chuyến đi.
Việc lựa chọn thời điểm lý tưởng đi du lịch Hà Giang rất quan trọng, vì vậy để tránh trường hợp bạn đi không đúng thời điểm sẽ không tận hưởng được hết vẻ đẹp của Hà Giang. Để làm được điều đó, bạn cần trả lời câu hỏi là muốn khám phá vẻ đẹp gì ở đây và muốn tới những địa điểm nào để có thể lựa chọn được thời gian hợp lý.
Du lịch Hà Giang mùa xuân – lễ hội & hoa mận, hoa đào
Tới Hà Giang vào dịp đầu xuân bạn sẽ được tham dự nhiều lễ hội truyền thống nơi đây. Bạn sẽ được chứng kiến lễ hội mừng thọ của người Tày – đây là lúc con cháu sum họp để chúc mừng ông bà, bố mẹ được mừng thọ.
Ngoài ra, vào thời điểm này bạn cũng được tham gia các lễ hội đầu xuân đặc sắc khác như: Lễ hội đấu Ngựa, lễ hội chọi trâu, lễ hội Lồng tồng… thu hút đông đảo khách du lịch.
Nên đi Hà Giang vào mùa nào? Tháng 3 được xem là thời điểm đẹp nhất du lịch Hà Giang, với những vườn hoa đào, hoa mận nở rộ tràn ngập sắc xuân thích hợp với những bạn trẻ ưa khám phá để có bộ ảnh đẹp. Các bạn có thể len lỏi theo từng ngách vườn đào-mận, thật tuyệt nếu bạn dành thời gian để khám phá và chụp ảnh cùng bạn bè.
Du lịch Hà Giang mùa hạ – chợ Khâu Vai & mùa nước đổ
Hà Giang tháng 4 có gì đẹp? Ghé thăm Hà Giang vào thời điểm này bạn sẽ được tham dự lễ hội lớn là Chợ tình Khâu Vai – một nét văn hóa đặc trưng của Hà Giang. Bạn sẽ được tham gia không gian nhộn nhịp của phiên chợ tình, hình ảnh những anh chàng, cô nàng trò chuyện gửi lời yêu thương cho nhau.
Du lịch Hà Giang tháng 5 và tháng 6 là “mùa nước đổ”, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang uốn lượn đón nước từ trên các đỉnh núi đổ về. Nước tràn ngập trên các thửa ruộng trông như một lớp áo mới tuyệt đẹp, đây cũng là thời điểm người dân bắt đầu nhộn nhịp xuống đồng để chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Du lịch Hà Giang mùa thu – mùa lúa chín vàng óng
Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất, thú vị? Du lịch Hà Giang tháng 8 và 9 là mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang chín vàng óng tuyệt đẹp. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ, mà còn được cảm nhận mùi thơm ngào ngạt của lúa chín.
Du lịch Hà Giang mùa đông – hoa tam giác mạch nở rộ
Du lịch Hà Giang tháng 10 có gì chơi? Đây là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ trên khắp các sườn đồi, chân núi tràn ngập màu tím tuyệt đẹp. Sau mùa hoa tam giác mạch, là mùa cải vàng rực rỡ vào tháng 12.
Hoa cải nở rộ, trải rộng một màu vàng rực vô cùng lãng mạn, bạn sẽ được check-in những bức ảnh tuyệt đẹp. Đây cũng là lúc thời tiết lạnh, bạn sẽ cảm thấy cái giá lạnh của vùng đất này, được chạm tay vào sương mờ ảo dưới các sườn và chân núi.
Du lịch Hà Giang bạn cũng không nên bỏ qua những điểm đến nổi tiếng cho chuyến đi của mình trở nên thú vị như:
Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cột cờ Lũng Cú, Đèo Mã Pí Lèng.
Dinh nhà họ Vương.
Cổng trời Quản Bạ.
Thung lũng thị trấn Quản Bạ.
CÁC ĐIỂM VUI CHƠI, THAM QUAN Ở HÀ GIANG
Có 3 nơi đặc biệt bạn nên tới, mỗi địa điểm đem lại những cảm giác rất riêng biệt.
HẠ THÀNH
Hạ Thành cách thành phố Hà Giang 6km, về hướng cửa khẩu Thanh Thủy, vẫn còn nguyên vẻ đơn sơ, mộc mạc. Sẽ rất khó có thể tìm ra một ngôi nhà đổ bê tông nào ở đây vì người dân ý thức rất cao về việc gìn giữ văn hóa và bản sắc dân tộc.
BẢN TÙY
Ở giữa núi rừng Tây Bắc, chỉ có duy nhất một nơi có hồ sen ngọt ngào và thơ mộng đem lại cảm giác “muốn yêu” – Bản Tùy.
Chiều muộn, nghe thoang thoảng trong gió có mùi sen thơm ngát, mùi tro rạ nấu bếp khen khét, tiếng thông báo trên loa thôn vang vảng , nằm thư thả ngắm hoàng hôn, thấy yêu hơn người bên cạnh mình. Đây là không gian tuyệt vời để đi cùng người thương đấy!
NÚI CẤM
Núi Cấm nằm ngay trong trung tâm thành phố. Đường nhỏ hẹp và tương đối dốc nhưng đã được rải bê tông, di chuyển khá dễ dàng. Bạn chỉ có thể đi xe tới 2/3 đường, sau đó phải leo 400 bậc thang nữa mới lên tới đỉnh núi. Tại đây, cả thành phố Hà Giang thu lại nhỏ tí xíu trong mắt bạn.
À, và tất cả những điểm này đều miễn phí, bạn không phải chi trả bất cứ một khoản phí nào để vào tham quan đâu nha!
Ngoài 3 địa điểm trên, vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ trên cao nguyên đá cũng là lúc du lịch Hà Giang phát triển nhất, tuy nhiên phải ai đã từng tới đây mới biết hà Giang mùa nào cũng đẹp cả và mùa nào cũng đáng để bạn chinh phục
Dốc Bắc Sum hiểm trở với cung đường quanh co núi đồi và suốt năm bao phủ bởi sương mù khiến tầm nhìn hạn chế. Đây có lẽ là thử thách và cũng là điểm nhấn đầu tiên dành cho du khách. Tuyến đường gắn liền với câu vè “Dốc Bắc Sum, hùm Cán Tỷ, phỉ Đồng Văn”.
Núi đôi Cô Tiên, một địa danh nổi tiếng tại Quản Bạ, nằm trên cung đường 4C tới Đồng Văn và cách thành phố Hà Giang chừng 40 km. Bạn phải leo bộ lên điểm ngắm để có thể thấy toàn cảnh cổng trời Quản Bạ và núi đôi Cô Tiên từ trên cao.
Rừng thông Yên Minh là địa danh tiếp theo, cách thành phố Hà Giang chừng 100 km. Nơi đây với bạt ngàn thông thẳng tắp, từ ven đường tới phủ kín đồi núi sẽ là địa điểm chụp ảnh lý tưởng.
Phố Cáo, bạn tới thung lũng Lũng Cẩm nằm lọt giữa không gian núi rừng. Nơi đây có ngôi nhà trình tường cổ đặc trưng của người Mông tại cao nguyên đá, cũng là bối cảnh trong phim “Chuyện của Pao”. Khu vực đã được quy hoạch với nhiều ruộng hoa tam giác mạch và những ngôi nhà thuộc làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm. Vé tham quan là 10.000 đồng một người.
Dinh họ Vương cũng là một địa điểm không thể bỏ qua tại thung lũng Sà Phìn. Với lối kiến trúc độc đáo, đây là điểm nhấn giữa vùng núi đá tai mèo bạt ngàn.
Rừng đá trùng điệp cùng những cung đường uốn lượn tại khu vực xã Ma Lé sẽ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nơi biên cương Tổ quốc. Đây là tuyến đường dẫn bạn tới điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú.
Leo bộ hàng trăm bậc thang lên đỉnh núi Rồng (Long Sơn) và chào cờ dưới lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới sẽ là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Trên đỉnh cao này bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi địa đầu cực Bắc.
Phố cổ Đồng Văn nằm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao quanh. Điểm đến cổ kính, trầm mặc nhưng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của miền núi đá Hà Giang, mà bất kỳ du khách nào một lần đến đây đều không thể bỏ qua.
Chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật hàng tuần. Chợ nằm ngay cạnh khu phố cổ của thị trấn Đồng Văn. Tham quan, giao lưu văn hóa với bà con dân tộc và đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng, dân dã nơi đây.
Đèo Mã Pí Lèng hay còn gọi là đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây là cung đường đẹp và nổi tiếng bậc nhất của vùng cao nguyên đá. Cảm giác chạy xe giữa không gian hùng vĩ, chênh vênh giữa một bên núi đá một bên vực sâu và sông Nho Quế sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ.
NHỮNG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG BẠN NÊN ĂN THỬ
THỊT TRÂU GÁC BẾP
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc
BÁNH CUỐN TRỨNG
Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Chén nước chấm hoàn thành, bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bột ướt mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, nhận chìm tất cả trong chén nước tự pha chế, rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.
CHÁO ẤU TẨU
Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị.
Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm… Nấu được bát cháo ấu tẩu thực không đơn giản. Củ ấu sau khi ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm trong vòng 4 tiếng.
Gạo nếp cái hoa vàng được trộn với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị phụ thêm nữa. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều người gọi là cháo đắng.
THẮNG CỐ
Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.
CƠM LAM BẮC MÊ
Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . .
Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo.
Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín
Du lịch Hạ Long |
Du lịch Hải Hòa |
Du lịch biển |
Du lịch Cát Bà |
Du lịch Cửa Lò |
Du lịch hè |
Du lịch Tuần Châu |
Du lịch Thiên Cầm |
Du lịch Hà Nội |
Du lịch Cô Tô |
Du lịch Quảng Bình |
Du lịch Đà Nẵng |
Du lịch Quan Lạn |
Du lịch Hà Giang |
Du lịch Phú Quốc |
Du lịch Sầm Sơn |
Du lịch Tam Đảo |
Du lịch Mỹ |
Du lịch Hải Tiến |
Du lịch trong nước |
Du lịch Châu Âu |
Du lịch Sapa |
Du lịch Huế |
Du lịch Malaysia |
Du lịch miền bắc |
Du lịch Hội An |
Du lịch Campuchia |
Du lịch Mộc Châu |
Du lịch miền trung |
Du lịch Thái Lan |
Du lịch Mai Châu |
Du lịch miền nam |
Du lịch Singapore |
Du lịch Đồ Sơn |
Du lịch Côn Đảo |
Du lịch Nhật Bản |
Du lịch chùa Hương |
Du lịch Ba Vì |
Du lịch Trung Quốc |
Du lịch Đà Lạt |
Du lịch Nha Trang |
Du lịch Hàn Quốc |