Quần thể di tích Phủ Dầy còn được xem như “cái nôi”, và là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, gồm: Thiên phủ (miền trời) – Nhạc phủ (miền rừng núi) – Thoải phủ (miền sông nước).
Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất) cai quản bầu trời, Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, và Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam) trông coi miền sông nước.Vậy để biết phủ dầy nam định ở đâu ? thuộc xã huyện nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé
Phủ Dầy Nam Định ở đâu ?
Phủ Dầy là một quần thể di tích tâm linh bao gồm hơn 20 đền phủ lăng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – vị thần chủ của Đạo Mẫu Việt Nam, lễ hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch để suy tôn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một trong 4 lễ hội lớn nhất và quy mô nhất cả nước.
Phủ Dầy là địa danh gồm 2 thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nằm gần Quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình, bám dọc theo tỉnh lộ 56.
Phủ Dầy Nam Định thờ ai ?
Trong quần thể Phủ Dầy, ngoài hệ thống kiến trúc cảnh quan quan trọng nhất là quần thể đền thờ, lăng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh một trong tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngay cạnh là chợ Viềng mỗi năm chỉ họp duy nhất vào mùng 8 Tết Nguyên Đán.
Các kiến trúc đền phủ nổi bật trong Quần thể Phủ Dầy phải kể đến như Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng Nguyệt Du Cung, đền Công Đồng, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, và lăng Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1975.
Ngoài hệ thống quần thể đền, chùa, lăng, điện, phủ thờ Thánh Mẫu và các vị thánh thần trong hệ thống Tứ phủ có công hộ quốc an dân, đến với Phủ Dầy bạn còn được trở về với truyền thống văn hóa của người Việt cổ tại vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, với tín ngưỡng Thờ Mẫu (thờ Nữ thần) và nghi thức hát văn hầu đồng – thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Một trong những nét văn hóa đặc sắc hiện đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Phủ Dầy Vụ Bản Nam Định chính hội diễn ra từ mùng 3/3 đến mùng 8/3 Âm Lịch. Nhưng ngay từ những ngày đầu xuân cho đến tân tháng 4 âm lịch du khách thập phương đã nô nức trảy hội lễ Mẫu tại các đền phủ trong Quần thể Phủ Dầy để cầu phúc cầu tài cầu bình an, cầu cho một năm mới nhiều điều may mắn tốt lành.
Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của di tích Phủ Giầy
Kinh nghiệm đi Phủ Giầy cho thấy, vào năm 1557 dưới triều vua Lê Anh Tông làng Kẻ Giày được chia thành 4 thôn. Trong đó xã An Thái được chia thành hai xã nhỏ hơn và mỗi xã đều thờ thờ Bà Chúa Liễu Mẫu Hạnh bao gồm Phủ Giầy.
Phủ Giầy có kiến trúc gồm: Phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng Chúa Liễu. Trong đó, phủ Tiên Hương gồm ba tòa ngang là nhà trống, nhà bia và nhà chiêng. Phía trước phủ là khoảng sân rộng lớn được nối liền với hệ thống nghi môn trụ, chạm khắc rồng phượng và có sân cột cờ hình bán nguyệt.
vực chính điện thơ hệ thống Mẫu Tứ Phủ và Phủ Vân Cát ấn tượng với phía trước là hồ bán nguyệt, khu điện chính thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh. Khu vực bên trái thờ Phật và bên phải thờ Lý Nam Đế. Phần lăng Chúa Liễu tọa lạc trên góc hình chữ nhật và có phía trước là lăng mộ hình bát giác, công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá được chạm trổ vô cùng khéo léo.
Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc
Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định, nếu du khách đi vào tầm từ ngày mùng 1 đến mùng 10/3 Âm Lịch sẽ được tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội Phủ Giầy mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đạo Mẫu gồm múa thiêng, hát văn, hầu đồng, dâng hương tại cung Đệ nhất thờ Mẫu…
Có thể thấy những điệu múa thiêng mô phỏng lại các hoạt động hàng ngày của con người. Bên cạnh đó, còn có những nghi thứ quan trọng trong buổi lễ như rước kiệu Mẫu Liễu là nghi thức rất quan trọng của lễ hội Phủ Giầy.
Phần hội của lễ hội Phủ Giầy gồm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát chầu văn, múa sư tử, múa rồng, múa lân, cờ người… Đây đều là những hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Chuẩn bị lễ đi hội Phủ Giầy bên cạnh xôi, chè, hương hoa thì bạn cần phải chuẩn bị thêm thịt luộc chín, giò, chả, bánh chưng. Bên cạnh đó, còn có các loại lễ đồ sống như: Gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ.
Trong đó, lễ chay để thờ ban Thánh Mẫu và lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng. nếu Hầu đồng bạn cần chuẩn bị lễ cẩn thận hơn và không được lấy lộc tại ban thờ.
Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định
Để di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định từ Hà Nội, với khoảng cách 90km bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân:
Xe máy
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy sẽ giúp bạn chủ động về thời gian đi lại, cụ thể gồm hai hướng như sau:
– Thứ nhất: Đi theo hướng QL1A thẳng theo hướng về Phủ Lý (Hà Nam) -> tới trạm thu phí rẽ trái đi tiếp 10km tới chợ Lợn Nam Định -> rẽ phải đi theo Cầu Họ giao quốc lộ 21 -> đi tiếp tới trạm thu phí Mỹ Lộc cũ -> ngã ba đầu đường 56 tới xã Kim Thái tới Phủ Giầy.
– Thứ hai: Bạn di chuyển hướng QL1A cũ Hà Nội -> tới ngã tư cầu Hồng Phú -> đi thẳng tới quốc lộ 21 -> tới đoạn giao quốc lộ 21 và 56 -> từ đoạn đầu đường 56 bạn đi tiếp 10km là tới Phủ Giầy.
Xe khách
Nếu đi xe khách bạn có thể bắt xe tới Vụ Bản, Nam Định từ bến xe Nước Ngầm, Mỹ Đình và Giáp Bát của nhà xe Thành Tín, Khôi Anh, Quảng Đông, Cát Lợi… Giá vé dao động từ 80.000đ – 100.000đ/lượt.
Ngoài ra còn có một số chùa lớn nổi bật ở phủ dầy
Phủ Tiên Hương
Quần thể di tích Tâm Linh phủ Dầy có đến 4 địa điểm chính thờ Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương được coi là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh, là nơi thờ Mẫu và bên chồng của Mẫu. Phủ Vân Cát là nơi thờ Mẫu và bên ngoại của Mẫu (bên bố mẹ đẻ).
Phủ Bóng Nguyệt Du cung là nơi hiển linh của Mẫu sau khi hóa. Lăng Mẫu là nơi quàn của Mẫu sau khi về trời. Như vậy, có thể coi Phủ Tiên Hương là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ chính Tiên Hương được triều đình cho phép xây lập đền thờ 1642. Lúc đó phủ còn hết sức đơn sơ. Từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói. Năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Phủ Tiên Hương tuy qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được dấu tích của phủ cổ trước kia.
Hiện nay, Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đạo sớm nhất ghi ngày 10 tháng chạp năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) phong Thánh Mẫu là Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, muộn nhất là đạo sắc ghi ngày 25/7/1924, năm Khải Định cửu niên phong Đức Thánh đệ Tam – Ngọc nữ Quang cung Quế Anh.
Trong Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ nhiều cổ vật ghi rõ đây là phủ chính thờ Mẫu tại nơi Mẫu đầu thai. Đó là chiếc ấn đồng cổ đúc từ hàng trăm năm trước, trên ấn có hai chữ Hán ở lưng ấn: Phủ chính, nhiều cổ vật sứ cổ được khắc chữ nhấn mạnh đây là đồ tế tự của phủ chính…
Phủ Vân Cát
Đền được xây dựng từ thời vua Lê Cảnh Thịnh (1663 – 1671). Khoảng đời Cảnh Thịnh (1794 – 1800) hội nguyên Trần Gia Du, thiếu tả giám Trần Công Bản đã mở rộng ra.
Đến năm Kỷ Mão (1879) đời Tự Đức, quan huyện Lê Kỳ đã sửa lợp lại. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) đền phủ bị hư hại nhiều vì mưa gió nên các quan huyện… cùng các bậc thân hào đứng ra sửa. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì hoàn thành.
Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Lăng được xây dựng vào thời Vua Minh Mệnh (1820 – 1840) với ban đầu chủ là một bệ nhỏ. Năm 1937, vua Bảo Đại hưng công xây dựng, tu bổ. “Tương truyền năm 1937, Vua Bảo Đại lấy vợ đã lâu nhưng không có con nên Nam Phương Hoàng Hậu đến cầu tự ở Đền Sòng và được Mẫu ban cho Hoàng Tử Bảo Long. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo mộng cho Hoàng Hậu biết mộ của mình ở ngôi Miếu xứ cây đa Phủ Dầy. Để trả ơn đó Vua Bảo Đại đã cho dựng lăng để tạ ơn Mẫu Liễu Hạnh. Khu lăng Mẫu được xây hoàn toàn bằng đá xanh và 60 búp sen hồng”.
Phủ Bóng – Nguyệt Du
Cung Phủ Bóng còn gọi là Nguyệt Du Cung. Tương truyền sau khi đã về trời, vào những đêm trăng sáng Liễu Hạnh công chúa lại dẫn một đoàn tiên nữ xuống quây quần múa hát bên gốc cây đa.
Dân làng thầm lặng dõi theo dần dần nhận ra đây là điềm linh thiêng, linh ứng mới bàn nhau lập miếu thờ dưới gốc cây đa nên thường gọi là đền Cây Đa Bóng hay Phủ Bóng.
Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định: Những lưu ý cần thiết
Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:
– Nên book vé tàu xe sớm, nhất là dịp nghỉ lễ Tết để tránh tình trạng hết xe.
– Mang theo hành lý gồm các loại mũ nón, ô dù tránh trường hợp mưa nắng.
– Khi tới lễ hội Phủ Giầy nên chuẩn bị đầy đủ lễ và ăn mặc trang nghiêm.
– Bảo quản tư trang cẩn thận tránh trường hợp mất cắp vì lễ hội rất đông người.
– Tránh sờ vào các hiện vật trong chùa và không nên chụp hình.
– Có thể mua đặc sản kẹo sìu châu hoặc bánh nhãn làm quà cho chuyến đi.
Du lịch Hạ Long |
Du lịch Hải Hòa |
Du lịch biển |
Du lịch Cát Bà |
Du lịch Cửa Lò |
Du lịch hè |
Du lịch Tuần Châu |
Du lịch Thiên Cầm |
Du lịch Hà Nội |
Du lịch Cô Tô |
Du lịch Quảng Bình |
Du lịch Đà Nẵng |
Du lịch Quan Lạn |
Du lịch Hà Giang |
Du lịch Phú Quốc |
Du lịch Sầm Sơn |
Du lịch Tam Đảo |
Du lịch Mỹ |
Du lịch Hải Tiến |
Du lịch trong nước |
Du lịch Châu Âu |
Du lịch Sapa |
Du lịch Huế |
Du lịch Malaysia |
Du lịch miền bắc |
Du lịch Hội An |
Du lịch Campuchia |
Du lịch Mộc Châu |
Du lịch miền trung |
Du lịch Thái Lan |
Du lịch Mai Châu |
Du lịch miền nam |
Du lịch Singapore |
Du lịch Đồ Sơn |
Du lịch Côn Đảo |
Du lịch Nhật Bản |
Du lịch chùa Hương |
Du lịch Ba Vì |
Du lịch Trung Quốc |
Du lịch Đà Lạt |
Du lịch Nha Trang |
Du lịch Hàn Quốc |