Lăng Khải Định Huế không chỉ được xem là lăng tẩm đẹp nhất mà còn hội tụ rất nhiều cái “nhất” khác khiến du khách không thể bỏ qua mỗi khi đến thăm thành phố mộng mơ này.
Với những công trình kiến trúc được thiết kế cực kỳ công phu, lộng lẫy, kết hợp tinh xảo giữa nền văn hóa, kiến trúc Đông – Tây, lăng Khải Định trở thành điểm đến di tích lịch sử nổi bật của đất cố đô, là nơi check-in “sống ảo” yêu thích của không ít các bạn trẻ khi sở hữu nhiều góc chụp lý tưởng.
Để hiểu rõ hơn về công trình này, hãy cùng qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch lăng Khải Định đầy đủ từ đầu tới cuối cho những ai đang có ý định ghé thăm.
Vị trí tọa lạc của Lăng Khải Định Huế ở đâu?
Lăng Khải Định Huế hay còn gọi với cái tên khác là Ứng Lăng, là khu lăng mụ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn – Khải Định. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ, thuộc đại phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, nằm bên ngoài kinh thành Huế, cách trung tâm thành phố chừng 10 km.
Lăng Khải Định trở thành điểm đến yêu thích của du khách Mặc dù có diện tích khiêm tốn hơn nhiều so với các lăng tẩm của những vị vua tiền nhiệm nhưng quá trình thi công mất hơn 10 năm với khá nhiều công trình công phu, tinh xảo, làm tiêu tốn nhiều công sức và tiền bạc.
Vì thế, công trình cuối cùng của nhà Nguyễn này được coi là công trình nổi bật nhất trong tất cả các lăng mộ ở Huế nhờ kiểu kiến trúc phương Tây và vật liệu hiện đại. Địa chỉ lăng Khải Định: Khải Định – Thủy Bằng – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế
Quy trình xây dựng Lăng Khải Định Huế như thế nào?
Gắn liền với lịch sử cũng như nét đẹp cổ xưa đã được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Để có thể xây dựng lên một lăng kỳ công đến như vậy thì phải trải qua nhiều công đoạn.
Công tác chuẩn bị xây lăng
Vào năm 1916 Khải Định lên ngôi vua, ông đã cho xây dựng rất nhiều cung điện, dinh thự , lăng tẩm cho hoàng tộc và bản thân. Để có thể xây dựng phần riêng cho mình vua Khải Định đã phải tham khảo rất nhiều tấu trình của các bậc thầy địa lý. Sau những lần chọn lựa ông triền núi Châu Chữ để làm vị trí cất lăng mộ.
Vua Khải Định đã lấy một quả dồi thấp nằm ở phía trước để làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn làm Tả thanh Long và Hữu bạch hổ. Lúc xưa lăng này có tên là Ứng Lăng nhưng về sau người dân đặt tên là lăng Khải Định
Quy tình bắt đầu xây dựng lăng Khải Định mất bao lâu?
Lăng được khởi công ngay 4/9/1920 được Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bà là người chỉ huy và quá trình xây dựng suốt 11 năm. Khi xây dựng lăng vua có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Cửu Sừng,… Công trình này được xây dựng rất kỳ công và tiền bạc Kinh phí xây dựng lặng được vua Khải Định đã xin chính phủ cho phép ông tăng thuế điền 30% và lấy số tiền tăng đó để làm kinh phí xây lăng. Chính vì vậy rất nhiều người dân lên án vô cùng gây gắt và đi vào lịch sử.
Khác với những lăng của các vua tiềm nhiệm, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn với kích thước 117m x 48,7m nhưng được một điều đặc biệt đó là rất công phu và sử dụng nhiều thời gian. Các vật dụng được dùng để xây lăng đều được Khải Định cho người sang Pháp để mua sắt, thép, xi măng,.. và cho cả thuyền sang Trung Hoa và Nhật Bạn mau những loại đồ sứ, thủy tinh màu,… để tạo nên một công trình tuyệt đẹp.
Lăng Khải Định cách Huế bao xa? Phương tiện di chuyển bằng cách nào?
Như đã nói, lăng Khải Định nằm cách trung tâm kinh thành Huế không xa, chừng 10 km về phía Tây Nam nên việc di chuyển không rất dễ dàng. Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, taxi hoặc xe bus đều được. Nếu đi xe máy hoặc ô tô, bạn chạy thẳng theo hướng quốc lộ 49 là sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào lăng.
Còn nếu đi xe bus thì đón tuyến xe ở phía Nam đi chợ Đông Ba – chợ Tuần và ngược lại, tuyến này sẽ có trạm dừng dừng tại lăng Khải Định.
Lăng Khải Định Huế – Tuyệt tác kiến trúc độc đáo
Xét về kiến trúc của Lăng Khải Định thì đây là một tuyệt tác kiến trúc vô cùng độc đáo khác lạ bởi lẽ nó mang một phong cách kiến trúc mới lạ. Các kiến trúc của lăng được kết hợp giữa phong cách truyền thống thời Nguyễn và những nét độc đáo, lạ mắt, nét ngông nghênh, lạc lõng,… Tổng thể ngôi lăng có hình dán chữ nhật vươn lên cao và tổng 127 bậc cấp.
Những kiến trúc xây dựng đều có sự góp mặt của nhiều trường phái nổi tiếng như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique,… tất cả đều tạo nên một dấu ấn cho vẻ đẹp của lăng hơn cụ thể như sau: Những trụ cổng có hình tháp đó chính là từ kiến trúc Ấn Độ Các trụ biểu dạng phù đồ mang tính Phật giáo Hàng rào xung quanh có hình dáng tựa như những cây thánh giá khẳng khiu Nhà bia cùng với những hàng cột bát giác và vòm cửa được thiết kế theo lối Roman biến thể.
Tất cả sự kết hợp giữa các yếu tố đó đã tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa Đông – Tây trong thời lịch sử của vua Khải Định. Chính vì thế mà rất nhiều du khách hầu như đều đến đây để khám phá cho chuyến du lịch của mình.
Giá vé tham quan lăng Khải Định Huế
Hiện tại giá vé tham quan lăng Khải Định Huế thực hiện theo đúng quy định về chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa của quần thể di tích cố đô Huế. Cụ thể, giá vé cho người lớn là 150.000 VNĐ/lượt và trẻ em là 50.000 VNĐ/lượt. Giá vé không quá cao cho một hành trình tham quan khu lăng tẩm quy mô, bề thế này phải không nào!
Có thể nói lăng vua Khải Định Huế là sự tổng hợp hài hòa của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau, có sự kết hợp giữ nét kiến trúc cổ của Việt Nam lẫn tây phương. Nó gồm 5 điểm chính mà du khách nhất định phải khám phá, đó là:
Cổng Tam Quan vào lăng Khải Định
Cổng Tam Quan nằm ở tầng thứ nhất của lăng, gồm 2 công trình chính là Tả Tòng Tư và Hữu Tòng Tự. Đây là nơi dùng để thợ tự các vị công thần có công với đất nước. Ngay từ chiếc cổng phần nào bạn cũng thấy được sự hoành tráng của nó. Và để đến được cánh cổng này, bạn cần vượt qua 37 bậc thang trong tổng số 127 bậc của lăng nhé! Cổng Tam Quan vào lăng Khải Định 2.
Nghi Môn và sân Bái Đính trong lăng Khải Định
Đi thêm 29 bậc thang nữa bạn sẽ tới với khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính nằm ở tầng thứ hai của lăng Khải Định Huế. Nơi này nổi bật với hai hàng tượng quan văn, quan võ được tạc như người thật – một mô hình đặc trung khiến du khách ai cũng bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy.
Cung Thiên Định – vị trí cao nhất của lăng Khải Định Huế
Nằm ở tầng thứ 5 – vị trí cao nhất của lăng là cung Thiên Định. Cung có hình chữ nhật, dưới nền lót bằng đá cẩm thạch và toàn bộ nội thất bên trong đều được đầu tư trang trí bằng những bức phù điêu ghép từ sành sứ và thủy tinh vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Tất cả toát lên vẻ trang trọng, tăng thêm phần hấp dẫn cho lăng. Cung Thiên Định – vị trí cao nhất của lăng Khải Định Huế 4.
Điện Khải Thành – nơi đặt án thờ vua Khải Định
Đây là nơi đặt án thờ vua Khải Định. Điện được đúc bằng bê tông sơn màu đồng, các họa tiết trang trí trang trí xung quanh cũng mang một màu vàng như cung điện. Bên trên có bức hành đề khắc tên là Khải Thành Điện, bên dưới điện này đặt thi hài của vua.
Du lịch Hạ Long |
Du lịch Hải Hòa |
Du lịch biển |
Du lịch Cát Bà |
Du lịch Cửa Lò |
Du lịch hè |
Du lịch Tuần Châu |
Du lịch Thiên Cầm |
Du lịch Hà Nội |
Du lịch Cô Tô |
Du lịch Quảng Bình |
Du lịch Đà Nẵng |
Du lịch Quan Lạn |
Du lịch Hà Giang |
Du lịch Phú Quốc |
Du lịch Sầm Sơn |
Du lịch Tam Đảo |
Du lịch Mỹ |
Du lịch Hải Tiến |
Du lịch trong nước |
Du lịch Châu Âu |
Du lịch Sapa |
Du lịch Huế |
Du lịch Malaysia |
Du lịch miền bắc |
Du lịch Hội An |
Du lịch Campuchia |
Du lịch Mộc Châu |
Du lịch miền trung |
Du lịch Thái Lan |
Du lịch Mai Châu |
Du lịch miền nam |
Du lịch Singapore |
Du lịch Đồ Sơn |
Du lịch Côn Đảo |
Du lịch Nhật Bản |
Du lịch chùa Hương |
Du lịch Ba Vì |
Du lịch Trung Quốc |
Du lịch Đà Lạt |
Du lịch Nha Trang |
Du lịch Hàn Quốc |