Đi du lịch biển là lựa chọn của đông đảo các du khách trong dịp nghỉ hè, đặc biệt là những thời điểm nắng nóng, oi bức. Ở Việt Nam có rất nhiều bãi biển đẹp thuộc khu du lịch nổi tiếng, tuy nhiên đối với người dân miền Bắc thì bãi biển vừa nhộn nhịp vừa có thể được tắm thỏa thích lại vừa cách trung tâm Hà Nội một khoảng cách vừa phải thì không thể không nói đến bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa. Hãy cùng rongbatravel chia sẻ kinh nghiệm du lịch sầm sơn qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin cần biết trước khi đi du lịch sầm sơn
Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa ở đâu?
- Sầm Sơn là thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16 km
- Phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã)
- Phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ)
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. TP. Sầm Sơn có 5 đơn vị hành chính, gồm 04 phường và 01 xã với tổng diện tích tự nhiên gần 17,9 km2, dân số năm 2010 là 62.550 người, chiếm 0,16% diện tích và 1,68% dân số tỉnh Thanh Hoá.
- Vào tháng 22/4/2017 Sầm Sơn kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn và khai trương mùa du lịch. Cũng nhân sự kiện này Sầm Sơn chính thức được công nhận là đô thị loại 3 và là thành phố thứ 2 của Thanh Hóa
Thời gia lý tưởng để du lịch sầm sơn
Thời điểm lý tưởng để du lịch sầm sơn? Nên đi du lịch Sầm Sơn vào tháng mấy? Vì Sầm Sơn vốn nổi tiếng với hình thức du lịch biển, thế nên là tất nhiên những ngày nắng sẽ là thời điểm để bạn tận hưởng các dịch vụ ở đây là tốt nhất. Từ tắm biển, ăn hải sản hay các hình thức du lịch cảm giác mạnh cũng diễn ra suôn sẻ, thú vị nhất.
Từ tháng 7-8 là mùa mưa bão của miền Bắc nên bạn cũng nhớ theo dõi thời tiết. Chỉ nên đi vào lúc trời nắng, thời tiết đẹp để chuyến đi trở nên vui vẻ nhất. Đây cũng là thời điểm khách du lịch đổ về khá đông, nên tranh thủ đặt phòng khách sạn trước để tránh tình trạng cháy phòng. Đặt sớm thì giá phòng cũng rẻ hơn nữa.
Nếu như Sầm Sơn chỉ thuận tiện du lịch mùa Hè thì thời điểm khác bạn sẽ đi đâu? Chắc chắn rằng Đà Nẵng sẽ là điểm lôi kéo bạn quyết liệt.
Cần chuẩn bị những gì khi du lịch sầm sơn?
Để lên cót cho chuyến đi bạn cần chuẩn bị hành lý đầy đủ. Ít nhất trong vali, ba lô phải có:
- Đồ dùng đi biển như quần áo, giầy dép, túi xách, vũ tán rộng, nên chuẩn bị quần áo rộng và mát mẻ, dép tông, xỏ ngon đi thay giày khi đi dạo … và đặc biệt đừng quên mang theo kem chống nắng nhé.
- Nên mang theo áo mưa, ô vì có thể mưa hoặc nắng quá to.
- Nên chuẩn bị khăn tắm cỡ lớn để che nắng, lót nằm tại bãi biển, kính râm
- Nên chuẩn bị một ít đồ ăn tinh bột để tránh đói khi đi lại nhiều
- Và đặc biệt là một ít tiền mặt, thẻ ngân hàng để phòng bị sự cố hoặc nhu cầu cần thiết cho cá nhân
- Ngoài ra cần phải chuẩn bị các đồ dùng các nhân khác như máy chụp ảnh để lưu giữ những kỷ niệm, các giấy tờ tùy thân để đặt phòng khách sạn và đề phòng các trường hợp cần đến, một số loại thuốc như thuốc đau bụng, đau đầu, cảm cúm…
Các phương tiện di chuyển để du lịch sầm sơn
Sầm Sơn cách Hà Nội khoảng 170km là không quá xa, đường sá đi lại rất dễ dàng và nhanh chóng. Do đó bạn có thể du lịch Sầm Sơn tự túc bằng ô tô riêng, xe máy hoặc xe khách đều đảm bảo an toàn.
Di chuyển bằng xe khách
- Bạn có thể tới bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát để bắt xe tới thành phố Thanh Hóa. Xe đón khách nhiều chuyến từ 6h sáng đến 6h tối với giá 80.000đ – 120.000đ/lượt/người tùy loại xe.
- Một số nhà xe được đánh giá uy tín hiện nay là xe Hải Hiền, Hiền Cận, Tuấn Hiển, Đông Lý…
- Thời gian đi từ Hà Nội tới thành phố Thanh Hóa bằng xe khách thường mất khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau khi tới thành phố Thanh Hóa, bạn có thể đón xe buýt đến thị xã Sầm Sơn.
- Tuy nhiên xe bus chuyến cuối cùng là 8h tối nên hãy căn chỉnh giờ hợp lý nhé. Nếu không kịp giờ xe buýt thì có thể di chuyển bằng xe ôm, xe taxi nhưng lưu ý là trao đổi giá cụ thể rồi mới đi nhé.
- Cách thứ 2 bạn có thể lựa chọn các nhà xe tại sầm sơn, trung bình mỗi nhà xe có 5 chuyến mỗi ngày cho hành trình Hà Nội – Sầm Sơn và ngược lại. Một số nhà xe lớn ở đây có thể kể đến như: nhà xe Hải Hạnh, nhà xe Thắng, nhà xe Tuân Yến, nhà xe Thanh Tùng, nhà xe Thành Thắng,… Hầu hết đều là các xe giường nằm, đặc biệt nhà xe sẽ trả khách đến tận khách sạn, nhà nghỉ , giá vé 100.000đ/người/chuyến. Lưu ý: hầu hết các nhà xe ở đây chỉ đón khách ở bến xe Giáp Bát nhé.
Thuê xe du lịch riêng
- Thuê xe đi sầm sơn, cho nhóm người hoặc cả công ty của bạn, đây là phương án vừa tiết kiệm mà lại chủ động hoàn toàn về thời gian, do thỏa thuận trước với nhà xe trước khi thuê xe.
- Tùy theo số người đi du lịch tới Sầm Sơn, mà các bạn lựa chọn thuê xe từ 16 chỗ, 29 chỗ, 35 chỗ và 45 chỗ. Với gia dao động từ 4 triệu đến 8 triệu rưỡi cho 3 ngày thuê xe.
- Vấn đề này các bạn chủ động tìm và liên hệ trực tiếp với các nhà xe để đặt xe và trao đổi cụ thể
Di chuyển bằng oto riêng hoặc xe máy riêng
- Nếu di chuyển từ Hà Nội đến Sầm Sơn thì hãy lái xe theo đường cao tốc từ Hà Nội tới Ninh Bình sau đó theo Quốc Lộ 1 tới thành phố Thanh Hóa.
- Từ thành phố Thanh Hóa rẽ vào đường chánh và đi đường Quốc Lộ 47 sẽ tới thị xã Sầm Sơn nhanh nhất.
- Hãy chuẩn bị giấy tờ xe và bằng lái xe đầy đủ trước khi lên đường.
Di chuyển bằng tàu hỏa:
- Từ Hà Nội có thể mua vé tàu tới thành phố Thanh Hóa tại ga Hà Nội hoặc ga Long Biên. Giá vé tàu khoảng 70.000đ – 150.000đ tùy vào loại ghế ngồi bạn chọn (ngồi cứng, ngồi nềm điều hòa, giường nằm…)
- Từ Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác quý khách mua vé tàu hỏa tùy thuộc vào hành trình mà có mức giá khác nhau, ví dụ chặng Sài Gòn – Hà Nội giá vé tàu hỏa giao động từ đến. Tàu sẽ dừng tại ga duy nhất tại thành phố Thanh Hóa, từ đây quý khách sẽ lựa chọn các phương tiện trung chuyển để tới Sầm Sơn
Từ ga thanh hóa cách sầm sơn 18Km. Khi tới ga Thanh Hóa thì bắt xe bus tới Sầm Sơn (giá vé 10.000đ) hoặc có thể đi xe ôm, taxi. Vẫn phải nhớ trao đổi giá trước rồi mới đi nhé.
Các phương tiện di chuyển khi du lịch sầm sơn:
Khi đã tới sầm sơn và muốn đi lại mua sắm, tham quan thì có thể lựa chọn 1 số phương tiện sau:
- Xích lô – Nên trải nghiệm 1 vòng Sầm Sơn sẽ thật thú vị nhé
- Xe đạp đôi – Thuê xe 40-50k/giờ lượn 1 vòng đường biển thật lãng mạn
- Xe điện – Là phương tiện di chuyển phổ biến nhất tại đây
- Xe ôm – Nếu cần di chuyển đến vị trí xa,hoặc ngoại thành
- Thuê xe máy – Ở đây không có nhiều cửa hàng có dịch vụ này
- Taxi – Quý khách có thể tìm SDT, hoặc tìm xe ở ngã tư các đường lớn
Chơi gì khi du lịch sầm sơn
Bãi biển Sầm Sơn
Trải dài khoảng gần 4km, nằm trên đường Hồ Xuân Hương từ sát khu vực Đền Độc Cước cho đến ranh giới với FLC. Bãi biển Sầm Sơn chia làm 04 bãi là A, B, C và D. Các bãi A, B thường đông khách vì sóng nhỏ, cát bằng phẳng và được khai thác từ trước đó. Các bãi này nằm tại khu vực trung tâm, gần các khách sạn lớn và có phần nhộn nhịp hơn bãi C, D. Bãi C và D là những bãi mới đưa vào khai thác nên chi phí có phần hợp lý hơn và ít đông đúc hơn các bãi trên.
Bãi biển Vinh Sơn
Vinh Sơn trái ngược hẳn với sự ông đúc, chen chúc, ngột ngạt của các bãi tắm của Sầm Sơn. Ở đó, bờ cát dài, cong cong theo triền núi, thoai thoải. Ra ra tít ngoài xa nước vẫn chỉ sâm sấp đến đùi hoặc bụng người lớn. Trên bờ biển là rặng cây xanh thẫm, sát triền núi. Đứng từ ngoài biển nhìn lên bờ sẽ thấy một dải xanh thẫm chạy vòng quanh như hình cánh cung ôm lấy bờ biển. Vinh Sơn giống như một cái Vịnh nhỏ, cho nên biển không hề có sóng lớn. Nước lúc nào cũng lững lờ như trong Vịnh Hạ Long vậy. Bên trái bãi tắm có mỏm núi nhỏ nhô ra, vài chiếc thuyền cá neo lại. Nếu có thời gian đi lên núi, sẽ gặp một ngôi nhà trước đây từng là nghỉ của người Pháp nay bị bỏ hoang. Nếu không lên núi, các bạn cứ đi dọc bờ biển cũng thích rồi.
Ở Vinh Sơn có vài nhà hàng được làm dạng nhà sàn bằng tre ngay bên bờ biển. Các nhà hàng này sẽ phục vụ đồ ăn và đồ uống cho khách tắm biển ở đây và cung cấp dịch vụ tắm tráng nước ngọt cho khách.
Núi Trường Lệ
Cái tên Núi Trường Lệ gắn liền với câu truyện thần thoại. Truyện kể rằng: Tại ngọn núi này xưa kia có một người phụ nữ đã qua đời sau khi sinh con, cậu bé có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường. Thương mẹ, chú bé nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành Núi Trường Lệ. Cậu bé đó trưởng thành trở thành một tràng trai khổng lồ, dũng cảm cùng nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành thần Độc Cước, được nhân dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.
Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nổi chênh vênh trên đỉnh dãy núi Trường Lệ tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ mà sóng xô dưới kia, thông reo trên này tạo nên nhưng âm thanh cho du khách du ngoạn cảm giác đó là tiếng thủ thỉ trò chuyện tâm tình của cặp chim Trống Mái. Điều kỳ diệu là cái thế chênh vênh ấy lại vững bền cùng tuế nguyệt, bất chấp dòng chảy của thời gian, trải qua bao độ phong sương mưa nắng vẫn sừng sững, lồng lộng giữa trời xanh.
Đền Độc Cước
Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở Sầm Sơn, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.
Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Đường lên đền là 40 bậc bằng đá. Tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ.
Đền Cô Tiên
Ngôi đền Cô Tiên nằm trên đỉnh hòn Đầu Voi cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam. Hòn đầu voi là hòn thứ năm trong hệ thống phân loại dân gian. Nó có tên chữ là “Tượng Đầu Sơn” cũng có nghĩa núi Đầu Voi, vì dãy núi Trường Lệ đang chạy dài đến chỗ này chợt nhô ra một hòn hình dáng như đầu con voi đang cúi mình uống nước.
Đền Cô Tiên được xây dựng vào thời Lý theo kiểu kiến trúc cổ, gồm 3 lớp: Tiền Đường, Trung Đường và Hậu Cung. Kiểu kiến trúc hình chữ Đinh (hay kiến trúc chuôi vồ). Trải qua bao độ mưa nắng, gió bão và sự tàn phá của chiến tranh ngôi đền đã bị hư hỏng nặng. Ngôi đền hiện nay đã được Sầm Sơn trùng tu lại nhưng vẫn giữ những nét cổ kính xưa của đền.
Nhà thờ Sầm Sơn
Một điều ít biết của các du khách khi đến Sầm Sơn là nơi đây có một cộng đồng giáo dân hết sức đông đảo, có nhiều nhà thờ với kiến trúc độc đáo được xây dựng lâu năm. Trong đó nhà thờ gần nhất bạn có thể thăm quan là nhà thờ Giáo xứ Sầm Sơn.
Để đến được nhà thờ, bạnh có thể đi xe điện đến chợ hải sản khô tại Bãi D của Sầm Sơn, nhà thờ sẽ năm ngay tại ngã tư giao với đường Nguyễn Du. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1922 với kiến trúc mái vòm Pháp đặc trưng. Nơi đây có nhà nguyện mở cửa từ sáng sớm cho đến chiều tối. Ngoài ra nhà thờ còn có khoảng sân rộng để bạn thưởng ngoạn xung quanh. Nếu có dịp đi qua chợ hải sản khô Bãi D, bạn nhớ ghé qua nhà thờ giáo xứ Sầm Sơn để tham quan cũng như hiểu hơn về cuộc sống của giáo dân ở đây nhé.
Ăn gì khi đi du lịch sầm sơn
Thông thường nhà nghỉ nào cũng có nhà hàng luôn nên các bạn có thể ăn uống ngay tại nhà nghỉ, mỗi suất ăn khoảng từ 30k – 50k/ng, món ăn được thay đổi, chất lượng cũng tốt.
Nếu các bạn muốn ăn rẻ hơn một chút thì đi lên ra đường chính và ăn ở các hàng cơm bình dân như ở Hà Nội
Nếu với những du khách khá giả hơn thì có thể chọn lựa những nhà hàng ngay mặt biển, địa điểm đẹp, đồ ăn ngon và đầu bếp giỏi hơn. Bạn có thể thưởng thức những món ăn được chế biến từ hải sản tươi ngon của Sầm Sơn như ăn cua, ghẹ hay tôm…Nhưng ngoài hải sản có nhiều giống ở các địa điểm du lịch khác, có một số đặc sản ở Sầm Sơn nói riêng cũng như của Thanh Hóa nói chung mà bạn nhất định phải thử khi đến đây:
– Mực nhồi thịt: là món ăn xuất sắc trong các bữa chính, là món ăn rất riêng của người dân Sầm Sơn, bạn sẽ bị lôi cuốn ngay từ miếng đầu tiên bởi vị săn chắc, dai dai của vỏ mực hòa quyện cùng vị ngọt của thịt phía bên trong nhân.
– Cháo lươn: đừng tưởng chỉ có các món lươn của Nghệ An mới ngon, món cháo lươn ở Sầm Sơn cũng có vị rất riêng. Cháo không sánh nhưng vị đặc trưng của lươn nơi đây cùng các gia vị vừa miệng sẽ không làm bạn thất vọng.
– Nem chua Thanh Hóa, bánh răng bừa, chả tôm, gỏi cá Sầm Sơn,…là những món ăn vặt, ăn nhẹ rất ngon tại nơi đây mà chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua. Không chỉ được thưởng thức ngay tại đây, bạn cũng có thể mua những món ăn vặt trên về làm quà. Bạn có thể hỏi chủ nhà nghỉ, khách sạn nơi bạn thuê, họ có thể chỉ cho bạn những địa chỉ làm nem chua ngon và uy tín, bạn có thể đến tận nơi mua nem vào ngày cuối cùng bạn ở đây để đến khi bạn mang về hương vị vẫn còn trọn vẹn.
Mua quà gì khi đi du lịch sầm sơn
Nếu muốn tìm mua quà tại Sầm Sơn, trước hết bạn có thể chọn mua Hải Sản tại chợ Sầm Sơn, sau đó có thể tham quan các gian hàng lưu niệm tại chợ Cột Đỏ, chợ Chùa, Chợ Đón, hàng lưu niệm tại đường Lê Lợi, Tây Sơn, đường Hồ Xuân Hương … Sầm sơn nổi tiếng với những dịch vụ đắt đỏ và chặt chém, đôi khi khó có thể tránh khỏi việc mất tiền oan, chính vì vậy bạn nên tham khảo, hỏi kỹ rồi mới mua đồ.
Một số lưu ý quan trọng để tránh bị chặt chém khi du lịch sầm sơn
– Trên bãi biển Sầm Sơn thường có những lâu đài cát rất đẹp của các thợ ảnh. Nếu bạn đứng cạnh để chụp ảnh, họ sẽ đòi nhiều tiền. Nếu muốn chụp, hãy hỏi trước, khi đó chỉ phải trả 5.000-10.000 đồng cho một kiểu ảnh.
– Nếu bạn muốn thuê xe điện để đi đến các điểm tham quan như hòn Trống Mái, đền Độc Cước,…thì nhớ hỏi giá trước khi lên xe. Nếu không rất có thể bạn sẽ phải trả một cái giá “trên trời” khi đến nơi.
– Du lịch biển thì tất nhiên việc mua hải sản về làm quà là điều tất yếu, tuy nhiên đừng quên hỏi và trả giá trước khi mua để tránh tình trạng phải mua hải sản với giá ” cắt cổ”. Đồng thời, cũng không nên nhờ taxi hay xe điện đưa đến các cửa hàng hải sản vì họ thường ăn phần trăm của cửa hàng nên giá sẽ bị đội lên cao, có khi lên đến 20%.
Trên đây là những chia sẻ khá bổ ích về cẩm nang du lịch sầm sơn – Thanh Hóa. Hy vọng những kinh nghiệm đó có thể giúp ích được phần nào cho chuyến đi của bạn và những người thân yêu.