Thời tiết ngày một vào xuân báo hiệu những ngày Tết Nguyên Đán tới gần, chắc hẳn ai cũng sẽ phải lên kế hoạch cho một chuyến du xuân thật ý nghĩa đầu năm mới. Bắc, Trung, Nam mỗi miền một vẻ. Vậy có những địa điểm du xuân miền bắc nào đáng để dành trọn thời gian bên gia đình, bạn bè, người thương trong chuyến du lịch mùa xuân 2016?
Gợi ý những điểm du xuân miền bắc mà bạn nên đi
Có thể nói, miền Bắc là nơi có cái Tết đủ “vị” nhất, bởi lẽ thời tiết đủ se lạnh buổi tối và sáng sớm, có mưa xuân lất phất và cả nắng nhẹ ban ngày, đúng chất của mùa xuân Việt Nam. Vì lẽ đó, những địa điểm du xuân miền bắc hầu hết đều có thời tiết và cảnh quan mang đậm sắc xuân.
Phủ Tây Hồ
- Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Phường Quản An, Quận Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần.
Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân miền bắc ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội. ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.
Vào dịp tết thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 tết nguyên đán. Để tránh tình trạng đó thì bạn nên thu xếp thời gian hợp lý để đi lễ. Bạn cũng nên chuẩn bị trước lễ chay, lễ mặn ở nhà. Với các ban thờ phật thì tuyệt đối không thắp đồ mặn và vàng mã.
Chùa Trấn Quốc
- Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
Cùng với Phủ Tây Hồ, Đền Quán Thánh thì Chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du xuân miền bắcở Hà Nội chắc chắn bạn phải đến trong những ngày đầu năm mới. Không chỉ ngày lễ tết mà những ngày bình thường thì đây cũng rất đông du khách ghé thăm.
Chùa Trấn Quốc là một trong những điểm đón tiếp khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của tết nguyên đán. Trước đây vào thời Lý – thời kỳ phật giáo hưng thịnh thì chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành. Mọi người chủ yếu đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.
Khi đi vào chùa thì nên đi từ cổng bên phải và ra từ cổng trái, tránh đi từ cổng chính giữa. Ngoài ra thì khi làm lễ bái nên đứng chéo sang một bên, không nên đứng đối diện ban thờ.Ban thờ Phật thì không cúng tiền vàng mã, lễ mặn, bia rượu. Đi lễ chùa chỉ nên dâng lễ hương hoa, quả, kẹo bánh.
Chùa Quán Sứ
Là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội, thuộc “Tứ Trấn Thăng Long”, Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 15, là một trong những ngôi chùa lâu đời của Việt Nam. Hiện nay, khi đến chùa, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được.
Tam quan của chùa có 3 tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Chùa có một tòa chánh điện cao, hình vuông nơi thờ các pho tượng Phật lớn và mạ vàng lộng lẫy được để ở nơi trang ngiêm nhất trong chùa. Ngoài ra, gian bên phải chánh điện là nơi dùng để thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả và gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc thuộc Quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc, đây cũng là ngôi chùa lớn nhất thế giới, nơi tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak, hứa hẹn một chuyến du xuân, trẩy hội ấn tượng cho du khách. Đến Tam Chúc hành lễ đầu năm du khách đừng quên vãng cảnh chùa non nước hữu tình với các điểm tham quan: Chùa Ngọc, Điện Tam Bảo, Điện thờ Pháp Chủ Mâu Ni, Vườn Kinh, Đình Tam Chúc….Vào dịp Tết hàng năm, lễ khai hội đầu năm của Chùa Tam Chúc diễn ra ngày 12 tháng giêng.
Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ).
Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên chúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam. Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương tạo nên tam giác “trục du lịch tâm linh” lớn nhất nước, thuận lợi về mặt địa lý giao thông đi lại, tiềm năng trong phát triển du lịch. Một trục đường kết nối thằng 3 điểm sẽ được xây dựng khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ khoảng 20km.
Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. Trên những bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc tấm phù điêu mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao phía 2 bên.
Càng đi lên cao thì cảnh sắc sẽ càng hấp dẫn hơn; với những thác nước lớn chảy nhẹ và được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa đẹp mắt. Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường.
Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại. Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì bạn có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích.
Điện Quan Âm: Tại Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan.
Điện Pháp Chủ: Tại Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc bạn sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông. Ngay trước cửa điện có một bức tranh đá được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc. Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối hiện đã được đặt tại Bảo điện.
Điện Tam Thế: Cuối cùng là Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc. Bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Lễ hội Chùa Hương – địa điểm du xuân miền bắc gần Hà Nội
- Thời gian diễn ra: bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
- Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Hương hay còn gọi với cái tên khác là Chùa Hương Sơn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất gần Hà Nội từ lâu. Chỉ cách Hà Nội tầm 60km, đây không chỉ đơn thuần là một ngôi chùa mà đây được xem là một tập hợp của quần thể-văn hóa tôn giáo Việt Nam với nhiều ngôi chùa Phật, đền thờ, đình mà trung tâm của nó là Chùa Hương ở động Hương Tích. Đường đi đến chùa có thể theo đường bộ hoặc đường thủy. Trên lộ trình đi sẽ ghé đền Trình, qua hang Bà, chùa Thiên Trù với động Tiên Sơn và tiếp trong cùng là động Hương Tích gồm chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng,….với nhiều thạch nhũ đẹp tinh xảo.
Lễ hội Chùa Hương được nhiều người chọn làm điểm đến tâm linh đầu năm là vì ngoài việc lễ bái thì còn kết hợp được với nhiều hình thức tham quan, du lịch khá độc đáo là chèo thuyền, hang động,…quãng đường đi tuy không phải là ngắn nhưng được chiêm ngưỡng vô số cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời. Người ta đi chùa đầu năm để tìm lại một phần thanh thản cho bản thân, cầu bình an và may mắn cho cả một năm sắp tới.
Lễ hội khai ấn Đền Trần
Không chỉ người dân Hà Nội hay khu vực phía Bắc mà hẳn nhiều người nơi khác cũng không còn xa lạ khi nhắc đến Lễ hội Khai ấn đền Trần – địa điểm du xuân miền bắc không thể bỏ qua.
Đền Trần là tên gọi chung của cả một quần thể di tích đền thờ tại Nam Định. Đền Trần được xây dựng vào năm 1695, thờ các vua nhà Trần và các quan có công triều đại đó. Đền Trần gồm 3 công trình lớn là đền Thượng ( đền Thiên Trường), đền Hạ (đền Cố Trạch) và đền Trùng Hoa. Phía ngoài là cổng ngũ môn có khắc chữ Hán. Mỗi đền phía trong sẽ có 5 gian tòa tiền đường, 5 gian tòa trung đường và 3 gian tòa chính tẩm. Giữa tiền đường và trung đường là 2 gian tả hữu và thiêu hương. Hằng năm thì Lễ khai ấn sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng vào thời điểm rạng sáng.
Vào dịp đầu xuân năm mới thì du khách thường về đây để tri ân công lao của các bị vua thời Trần và chủ yếu là làm lễ bái để cầu tài, cầu lộc. Đặc biệt trong lễ khai ấn thì ai cũng mong muốn xin được lá ấn để tài lộc sung túc, phát đạt cho cả năm.
Yên Tử
Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán du khách trong cả nước lại đổ về tham quan Yên Tử. Yên Tử được biết đến là nơi không thể bỏ qua và được nhiều người chọn làm điểm đến để cầu may và tiền tài đầu năm mới. Yên Tử còn được biết đến là vùng đất thiêng liêng lưu giữ nhiều di tích lịch sử về Phật giáo. Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh núi hùng vĩ.
Đến đây, bạn có thể lựa chọn đi bộ hòa mình vào dòng người hoặc nếu mệt bạn có thể đi bằng cáp treo ngắm toàn cảnh núi rừng nơi đây. Lễ hội Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng được bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 (âm lịch)
Mộc Châu, Sơn La
Cảnh quan Mộc Châu mùa xuân chắc hẳn không ai còn xa lạ, thậm chí Mộc Châu còn là cái tên khiến cư dân mạng phát sốt vì những bức hình tuyệt đẹp những ngày cuối năm gần đây. Hiện đang là mùa hoa mận trắng rừng, nhiệt độ xuống mỗi lúc một thấp khiến cho những bông hoa bé xinh dường như cũng co mình lại vì lạnh giá, hứa hẹn dịp Tết nguyên đán sẽ vẫn còn những vườn hoa mận tuyệt đẹp.
Hoa cải trắng năm nay được trồng muộn hơn so với mọi năm, trong khi thời điểm này năm ngoái diện tích cải còn ít thì năm nay, Tết đến gần mới thực sự là lúc đồng cải nở rộ những hoa là hoa. Xen với màu trắng của mận, của cải là đủ sắc thái hồng của đào rừng, màu xanh lộc non trên đồi chè bao la, màu của sương phủ nhưng buổi sớm mai trên cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp. Chuyến đi Mộc Châu chỉ mất khoảng 2 3 ngày, rất phù hợp cho các gia đình cùng trải nghiệm du xuân.
Sapa
Sa Pa từ lâu đã là khu nghỉ dưỡng lý tưởng từ thời Pháp thuộc, cho tới nay đã trở nên sầm uất hơn rất nhiều nhờ vào những thay đổi đáng kể về công trình kiến trúc, quy hoạch du lịch, các hoạt động thăm quan, giải trí, mua bán đậm đà bản sắc dân tộc.
Cảnh đẹp Sa Pa là tiêu biểu cho vùng Tây Bắc nước ta, từ danh thắng ruộng bậc thang, đệ nhất đèo Tây Bắc Ô Quy Hồ, biển mây trên đỉnh Fansipan – nóc nhà Đông Dương, hoa đào nở khắp các bản làng… hay những người dân bản địa thân thiện, có thể nói tiếng Anh như gió.
Nếu như Sa Pa nhộn nhịp bao nhiêu, thì Y Tý – huyện cách Sa Pa 80km lại mang một sắc màu khác. Là địa điểm săn mây, săn lúa lý tưởng của dân du lịch bụi, những năm gần đây Y Tý phát triển hơn về du lịch như còn khá nguyên sơ. Đến Y Tý, ngoài những món ăn truyền thống còn có rượu San Lùng, Shin San thơm đượm mùi ngô và nước suối tinh khiết, có những ngôi nhà trình tường nom như nhà nấm của các chú lùn bên các gốc đào đang nở hoa đón mùa xuân mới.
Hà Giang
Tỉnh vùng cao Đông Bắc, nơi sở hữu cảnh quan cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh núi non trùng điệp, cung đường đèo vàng nắng, đệ nhất đèo phía Bắc Mã Pí Lèng, núi đôi Quản Bạ, rừng thông Yên Minh, các bản làng tận sâu trong miền đá… Mùa xuân đến với Hà Giang, bạn sẽ được chứng kiến miền đá ấy nở hoa, khi bung nở những hoa đào, hoa cải vàng, hay cả những cây dại ven đường cũng vươn mình phơi phới đón xuân.
Thời tiết xuân của Hà Giang khá đẹp, sẽ khiến bạn mê mẩn ngay trên từng bước chân ở đất của đèo núi điệp trùng. Ghé phố cổ Đồng Văn uống rượu ngô, ăn thắng cố, chơi chợ phiên, ghé Mèo Vạc tìm hiểu văn hóa bản địa, dừng chân ven đường nghỉ ngơi và tận hưởng không khí núi rừng… Có chuyến du xuân nào thích hợp hơn là ở nơi đây?
Tam Đảo – địa điểm du xuân miền bắc ” giải ngán” cho những ngày tết
Thời điểm sau Tết cũng là lúc nhiều gia đình chọn cho mình một địa điểm du xuân miền bắc “giải ngán”, Tam đảo là một lựa chọn phù hợp cho cả nhà.
Tam Đảo ở vị trí khá cao, thoáng đãng, trong lành và quanh năm mát mẻ. Tam Đảo không cách quá xa so với nội thành Hà Nội, vào thời điểm sau tết thì nơi đây cũng không quá đông đúc, với các địa điểm tham quan như Thác Bạc, nhà thờ cổ, tháp truyền hình,thiền viện trúc lâm,….thì đây được đánh giá là nơi thích hợp để nghỉ dưỡng, giải tỏa mệt mỏi ngắn ngày.
Đến Tam Đảo bạn có thể đi tham quan các địa điểm nổi tiếng ở đây, đi dạo vào buổi đêm, uống một cốc cà phê ấm nóng tại Quán Gió trong tiết trời se lạnh, và đặc biệt là không thể bỏ lỡ việc mua sắm, thưởng thức các món thịt nướng từ núi rừng tại khu chợ đêm tấp nập.
Đơn giản hơn, bạn có thể tham quan Tam Đảo theo tour du lịch với một lịch trình được lên sẵn từ trước mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Từ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, cho đến Thác Bạc hùng vĩ hay đỉnh Thiên Nhị với hơn 1400 bậc đá, tất cả đều có trong tour du lịch Tam Đảo – Thiền viện Trúc Lâm 2 ngày 1 đêm.
Ninh Bình
Ninh Bình khoảng 2 năm trở lại đây là cái tên được nhắc đến thường xuyên như một hiện tượng bởi những điểm đến đẹp tựa chốn “bồng lai tiên cảnh”. Không chỉ thu hút du khách những ngày trong năm, Tết cũng là một dịp phù hợp để đến khám phá Ninh Bình đấy nhé.
Bạn không cần quá lo lắng về dịch vụ lưu trú hay những hoạt động vui chơi vì Ninh Bình có đầy đủ những điểm đến hấp dẫn, dịch vụ lư trú sang trọng dành cho bạn khám phá. Đây chắc chắn sẽ là địa điểm du xuân miền bắc lý tưởng cho bạn và gia đình đấy.
Trên đây Rong Ba Travel đã tổng hợp list danh sách địa điểm du xuân miền bắc hấp dẫn nhất để bạn tham khảo. Hi vọng bài viết có thể lên giúp bạn lên kế hoạch du xuân tuyệt vời và đầy đáng nhớ.