Mặc trang phục lễ hội Đền Hùng như thế nào vừa đẹp, vừa phù hợp với chốn linh thiêng? Đi đền hùng mặc gì ?Việc ăn mặc khi đến đền, chùa luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nó không chỉ đánh giá phép văn hóa, lịch sự của mỗi người mà còn thể hiện lòng tôn kính với các bậc thánh thần trong đền, chùa.
Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn, mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Có 2 lễ được cử hành vào thời điểm ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Về phần hội, có nhiều hoạt động và trò chơi dân gian như: Hát xoan, thi vật, thi kéo co, thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc,…
Thời điểm nào nên đến Đền Hùng?
Đền Hùng mở cửa quanh năm nên bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào nhưng nhộn nhịp và thú vị nhất đó chính là dịp hội ngày 10 tháng 3.
Tuy nhiên, ngày này lượng du khách đổ về đây khá đông, chi phí dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi… có thể tăng cao hơn ngày thường.
Phương tiện lên Đền Hùng
– Đền Hùng cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km, trường hợp gia đình có xe ô tô riêng, việc đi lại khá thoải mái, bãi đỗ xe ở đây rộng rãi, giá gửi xe không quá cao.
Khi sử dụng xe riêng, có hai hướng lên Đền Hùng như sau:
Đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà khi tới cầu Phong Châu thì tiếp tục đi thẳng là tới đền Hùng.
Xuất phát theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc thì bạn chạy xe tới cầu Việt Trì. Qua trung tâm thành phố rẽ trái chừng 10km nữa là tới đền Hùng.
Trường hợp bắt xe khách, bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, giá vé dao động từ 70 nghìn đồng – 100 nghìn đồng tùy loại xe.
Một số khung giờ xe khách chạy:
– Xe Mạnh Nga Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Hà Nội xuất phát tại bến xe Mỹ Đình lúc 8h15 và 18h10. Xuất phát Phú Thọ lúc 4h20 và 14h10.
– Xe Hải Thường Tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ): Sáng Tân Minh đi 5h. Thanh Sơn đi 6h. Mỹ Đình về 10h15 – Chiều Văn Miếu đi 13h10. Thanh Sơn đi 13h40. Mỹ Đình về 17h30.
– Xe Hiếu Nghĩa Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Ra vào Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Phú Thọ đi 9h – Hà Nội về 16h.
Giá vé thăm quan:
– Giá vé vào bảo tàng 15. 000 đồng/khách.
– Vé lên các Đền 10.000 đồng/ khách.
– Giá vé xe điện 50.000 đồng/ khách.
Khu di tích Đền Hùng có sẵn dịch vụ vận chuyển bằng xe điện từ các bãi xe đến cổng Đền Hùng và các địa điểm khác trong quần thể. Giá dịch vụ khá hợp lý, nếu đi đông người các bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến xe để chủ động hơn trong việc di chuyển.
Chọn lựa trang phục phù hợp
Đền Hùng hay bất cứ một ngôi đền, chùa, miếu nào cũng đều là chốn linh thiêng. Vì vậy, khi đến làm lễ dâng hương lên các vị tiên tổ của dân tộc, bạn cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, thoải mái.
Du khách có thể lựa chọn các trang phục đi Đền Hùng như áo dài, quần áo dài tay, bộ đồ của Phật tử,… Tuyệt đối không nên mặc váy ngắn, quần soóc, áo hai dây, áo ba lỗ, quần đùi, đồ bó sát quá,…
Bên cạnh đó, khu di tích đền Hùng rất rộng với nhiều đền thờ khác nhau. Cho nên, việc đi giày đế thấp, giày thể thao đế mềm sẽ giúp cho việc di chuyển của bạn dễ dàng, thuận tiện hơn. Lưu ý, bạn đừng mang theo quá nhiều tư trang, trang sức có giá trị. Vì lượng du khách đến Đền Hùng vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương rất đông, dễ bị kẻ gian lấy cắp mất đồ.
Việc mặc trang phục lễ hội Đền Hùng như thế nào là một vấn đề quan trọng, mà bạn cần chú ý khi muốn đến đây hành lễ. Đừng biến mình trở thành người thiếu văn hóa khi bước chân vào cửa đền linh thiêng. Ăn mặc lịch sự, kín đáo thể hiện sự tôn trọng các đấng tiên tổ, tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
Các địa điểm tham quan khi đến Đền Hùng
Cổng đền
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê.
Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù.
Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ
Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.
Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước.
Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Nhà bia
Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.
Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Chùa Thiên Quang
Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau.
Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội.
Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ.
Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.
Đền Thượng
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.
Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng.
Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).
Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.
Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng.
Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”.
Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện.
Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).
Đền Giếng (Ngọc Tỉnh)
Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời.
Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.
Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái.
Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh.
Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.
Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003.
Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:
Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.
Tình cảm của nhân dân đối với Đền Hùng.
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam.
Với tầm nhìn xa của Ban Lãnh đạo công ty cùng đội ngũ hơn 300 cán bộ công nhân viên, hướng dẫn viên năng động, chuyên nghiệp.
Kết hợp thế mạnh về nguồn tài chính vững chắc, mối quan hệ bền vững với các đối tác trong và ngoài nước.
Công ty đã và ngày càng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch và loại hình du lịch đa dạng phục vụ nhu cầu của khách hàng, với mục tiêu mang đến cho khách hàng trải nghiệm kỳ nghỉ tuyệt vời.
Để đảm bảo cho khách hàng một trải nghiệm kỳ nghỉ tuyệt vời, chúng tôi áp dụng công nghệ vào việc đọc hiểu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm và gợi ý những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, phù hợp với từng khách hàng.
Trong kinh doanh lữ hành, Công ty đã xây dựng được nhiều lọai hình du lịch, với nhiều chương trình phục vụ khách phong phú.
Hàng năm, đã thu hút được hàng chục ngàn lượt khách quốc tế đến từ Pháp, Nhật, Nga, Đan Mạch, Anh, Mỹ, Singapore, Malaysia…và hàng chục ngàn khách Việt Nam đi tham quan du lịch nước ngòai.
Vừa qua, Công ty đã mở được các chương trình mới tham quan du lịch tại Úc, Hàn Quốc, Châu Âu.
Quý khách sẽ dễ dàng chọn lựa các chương trình đi tham quan du lịch qua website Rong Ba Travel với giá cả hợp lý, phương thức thanh tóan nhanh chóng và tiện lợi.
Qua nhiều năm họat động, Công ty hiện đang có mối quan hệ gần gũi với nhiều bạn hàng, nhiều đối tác lữ hành trong và ngòai nước, đã ký kết các hợp đồng kinh tế với hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan vui chơi giải trí trên tòan quốc.
Cùng đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm hết lòng vì khách, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách dịch vụ tốt nhất.
Với slogan: “Vì Chúng Tôi Hiểu Bạn” ngay từ khi thành lập Rong Ba Travel luôn mong muốn cung cấp cho du khách các tour du lịch ấn tượng, độc đáo, phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng.
Chính vì thế Rong Ba Travel đã cho ra đời dịch vụ du lịch dễ dàng có thể đáp ứng mọi nhu cầu đi du lịch của du khách với sự thoải mái và tự do.
Bên cạnh đó với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách, Rong Ba Travel ngày càng tích cực đa dạng hoá các sản phẩm du lịch với nhiều lịch trình tour hấp dẫn.
Rong Ba Travel là nhà tổ chức tour du lịch trong nước và quốc tế chuyên nghiệp tại Việt Nam. Các tour du lịch được nhiều khách du lịch yêu thích nhất tiêu biểu nhất là:
Du lịch Hạ Long |
Du lịch Hải Hòa |
Du lịch biển |
Du lịch Cát Bà |
Du lịch Cửa Lò |
Du lịch hè |
Du lịch Tuần Châu |
Du lịch Thiên Cầm |
Du lịch Hà Nội |
Du lịch Cô Tô |
Du lịch Quảng Bình |
Du lịch Đà Nẵng |
Du lịch Quan Lạn |
Du lịch Hà Giang |
Du lịch Phú Quốc |
Du lịch Sầm Sơn |
Du lịch Tam Đảo |
Du lịch Mỹ |
Du lịch Hải Tiến |
Du lịch trong nước |
Du lịch Châu Âu |
Du lịch Sapa |
Du lịch Huế |
Du lịch Malaysia |
Du lịch miền bắc |
Du lịch Hội An |
Du lịch Campuchia |
Du lịch Mộc Châu |
Du lịch miền trung |
Du lịch Thái Lan |
Du lịch Mai Châu |
Du lịch miền nam |
Du lịch Singapore |
Du lịch Đồ Sơn |
Du lịch Côn Đảo |
Du lịch Nhật Bản |
Du lịch chùa Hương |
Du lịch Ba Vì |
Du lịch Trung Quốc |
Du lịch Đà Lạt |
Du lịch Nha Trang |
Du lịch Hàn Quốc |
Hãy liên hệ ngay với Rong Ba Travel để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nếu Quý khách đang quan tâm đến bất cứ tour du lịch nào.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức tour du lịch, đến với Rong Ba Travel bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá cả cho hành trình khám phá của mình!